Nhân việc Vingroup, tập đoàn tư nhân hàng đầu Việt Nam của tỷ phú $ Phạm Nhật Vượng, chuyển slogan của tập đoàn sang câu: ” Mãi mãi tinh thần khởi nghiệp “. Chúng ta sẽ thử tìm hiểu xem tinh thần khởi nghệp là gì và tại sao lại phải luôn giữ tinh thần khởi nghiệp.
Năm 2017 được coi là năm quốc gia khởi nghiệp của Việt Nam khi có hàng trăm ngàn các doanh nghiệp mới được thành lập.
Nhưng cũng không phải cứ lập doanh nghiệp thì mới gọi là khởi nghiệp. Tùy theo khả năng và quy mô dự kiến mà những người sáng lập sẽ chọn mô hình khởi nghiệp khác nhau.
Xin lưu ý là “khởi nghiệp” trong phạm vi của bài này sẽ rộng hơn phạm trù của Start up mà mọi người thường thấy trên báo chí.
Những người khởi nghiệp cũng được xếp vào là doanh nhân, nhưng thường được gọi là Entrepreneuer.
Và Entrepreneurship thường được dùng để nói đến Tinh thần khởi nghiệp hay Tinh thần doanh nhân khởi nghiệp
Vậy cụ thể Tinh thần khởi nghiệp là gì ?
Cụm từ Entrepreneurship, theo giáo sư Howard Stevenson (Giáo sư đầu ngành kinh tế của Harvard Business School- HBS) giải thích như sau:
Entrepreneurship is the pursuit of opportunity beyond resources controlled
Trong đó các cụm từ:
Pursuit chính là sự theo đuổi, thái độ, niềm tin và hành động của một người khởi nghiệp
Opportunity chính là cơ hội mới, mô hình kinh doanh mới tốt hơn, rẻ hơn, hiệu quả hơn hoặc các đối tượng khách hàng mới.
Beyond resources controlled chính là vượt quá các nguồn lực bị/được kiểm soát – người khởi nghiệp phải vượt qua các nhân tố cản trở bên ngoài ảnh hưởng đến quá trình khởi nghiệp bằng cách quản lý những rủi ro để tiếp cận và tận dụng các nguồn lực hiện có.
Vậy có thể hiểu câu trên như sau:
Tinh thần khởi nghiệp là sự dấn thân theo đuổi các cơ hội mới vượt quá các nguồn lực bị/được kiểm soát
Ý nghĩa của việc giữ mãi Tinh thần khởi nghiệp
Khác với các doanh nghiệp đã có “của để dành” sau nhiều năm xây dựng hoặc các doanh nghiệp có sẵn “lợi thế cạnh tranh”, các cá nhân khởi nghiệp, doanh nghiệp khởi nghiệp thường có rất nhiều hạn chế về nguồn lực, về thị trường và khả năng phát triển.
Họ thường xuyên gặp khó khăn. Nhiều khó khăn tưởng như sẽ không vượt qua được nếu không đủ sức chịu đựng và nỗ lực hết mình.
Nhiều người trong số đó đã thất bại, nhưng những người có tinh thần khởi nghiệp thì sẽ không từ bỏ. Họ sẽ tìm cách khác.
Để có thể vượt qua và đối mặt với những khó khăn, cản trở đó, họ chỉ có thể dựa vào một thứ “tài sản” duy nhất: đó là tinh thần, là ý chí, là nhiệt huyết.
Các câu chuyện về khởi nghiệp thường được mọi người đón nhận một cách hồ hởi. Và cả những người đã thành công khi chia sẻ về những ngày đầu khởi nghiệp đầy khó khăn cũng rất hào hứng.
Có vẻ như khó khăn càng nhiều, gian nan càng nhiều, thất bại càng nhiều thì câu chuyện khởi nghiệp càng làm cho sự thành công sau này của họ được tỏa sáng hơn, xứng đáng hơn và truyền cảm hứng nhiều hơn.
Thuyền nhỏ sóng nhỏ, thuyền to sóng to, thuyền to nữa có cả đại dương bao la mênh mông thách thức.
Nhưng cũng có nhiều con thuyền dù đã lớn nhưng không còn muốn vượt đại dương nữa.
Chính vì vậy tinh thần khởi nghiệp không những chỉ giúp cho doanh nghiệp khởi nghiệp, cá nhân khởi nghiệp vượt qua những khó khăn lúc ban đầu.
Tinh thần khởi nghiệp còn giúp cho cả những doanh nghiệp lớn, như Vingroup, có thể đoàn kết mọi người trong tập đoàn cùng nhìn về mục tiêu cao hơn, luôn tìm cách để vươn lên mạnh mẽ thay vì “yên vị” trong cái “ao làng”.
Một doanh nghiệp giữ tinh thần khởi nghiệp thì chắc chắn các thành viên của doanh nghiệp cũng sẽ phải giữ tinh thần khởi nghiệp nếu không muốn bị đào thải.
Một nhân viên của công ty có tinh thần khởi nghiệp cũng sẽ tạo được sức hút và lan tỏa tinh thần đó một cách tích cực đến các nhân viên khác. Từ đó tạo nên một sức mạnh khiến tập thể và doanh nghiệp đi lên.
Do vậy, việc Vingroup thay đổi slogan sang “Mãi mãi tinh thần khởi nghiệp” không chỉ là kim chỉ nam của công ty, mà còn là nguồn cảm hứng cho nhiều cá nhân, doanh nghiệp đã, đang và chuẩn bị khởi nghiệp.
Những câu nói đầy cảm hứng về Tinh thần khởi nghiệp